Xin chào các bạn Vua Giày đã trở lại đây. Hôm này chúng ta sẽ tiếp tục vơi câu chuyện về giày cao gót đang dang dở ở phần trước. Nếu như ở phần trước chúng ta tim hiểu giày cao gót trong giai đoạn cổ đại và trung cổ thì hôm nay chúng ta sẽ bàn về giày cao gót trong thời Phục Hưng nhé.
Ôn lại lịch sử một chút, thì Phục Hưng là giai đoan lịch sử kéo dài từ thế kỷ 15 đến thê kỷ 17 ở Châu Âu. Thời kỳ, xảy ra những phong trao “cải cách” văn hoa nhằm phục hồi lại giá trị văn hóa nghệ thuật Hy lạp, La Mã cổ và phát triển những tưởng mới dựa trên những giá trị đó.
Giờ thì gác lịch sử sang một bên, quay về với đôi giày cao gót nào.
Thế kỷ 15- 16
Đến thế kỷ 15, khái niệm “giày cao gót” dành cho nữ mới bắt đầu hình thành. Đầu tiên là những đôi giày cao gót được mang với tác dụng không phải là để làm đẹp mà là để bảo vệ cho những đôi giày đắt tiền ở bên trong khỏi dính bẩn.
Với đôi giày đầu tiên được chú ý là đôi “Chopines”. Những đôi giày này lần đầu tiên được sử dụng ở Venice vào những năm 1400 và được thiết kế với phần đế ấn tượng (có thể cao tới 24 inch) để giữ cho những đôi giày ‘thật’ (vào thời điểm đó, thường được làm từ vật liệu dễ bị ố như sa tanh) tránh xa khỏi bùn và bụi bẩn trên đường phố
Và cư thế đôi “giày cao gót” Chopines từ từ phát triển thành một biểu tượng văn hóa và thời trang lan rộng khắp Châu Âu, cho đến khi nó đến Anh và Pháp. Ở đó, “giày cao gót” Chopines đã bị đặt ngoài vòng pháp luật trong một khoảng thời gian, vì nó là loại giày được các cô gái bán hoa ưa chuộng.
Vào khoảng thời gian này, “giày cao gót” Chopines cũng bị chế giễu bởi các thành viên của xã hội thượng lưu, các nhà bình luận tôn giáo, và thậm chí cả nhà văn William Shakespeare vĩ đại.
Mãi đến năm 1533, ý tưởng về một đôi giày đế mỏng với gót giày cao ở phía sau kiểu dáng quý phái mơi trở nên phổ biến nhờ vào đám cưới hoàng gia của Catherine de Medici, người đã kết hôn với Công tước Orleans khi bà đang mang một đôi giày cao gót đúng nghĩa trong hôn lễ.
Nhưng giày cao gót vẫn là một item thường được mang bởi nam giới. Một trong những người đi giày cao gót nổi tiếng nhất trong giai đoạn thê kỷ 17 chính là Vua Louis XIV của Pháp. Và đương nhiên vì ông là vua nên ông được cho là người mang giày có gót cao nhất thể hiện ông là người quyền lực nhất và cũng để bù lại chiều cao có phần khiêm tốn của ông – người chỉ cao 5ft4 (tầm 1m64).
Và ông cũng ban hành một luật cấm những người không thuộc dòng dõi Quý Tộc đi giày cao gót để đảm bảo sự sang trọng cũng như uy tín của chiếc giày này. Ngoài ra, nếu như bạn co nghiên cứu về hội họa, thì trong những bức tranh vẽ Vua Louis XIV, ông thường mang một đôi giày cao gót có gót màu đỏ- sắc tố để nhấn mạnh địa vị xã hội cao cấp nhất của ông.
Và đó là câu chuyện của những đôi giày cao gót vào thời Phục Hưng. Ta co thể thấy được vào thời kỳ này phụ nữ đã bắt đầu mang nhưng đôi giày cao gót rồi. Nhưng đây vẫn là những item cho nam giới quý tộc. Để giày cao gót trở thành item cho phụ nữ thì phải chờ đê những giai đoạn sau của lich sử. Và đó là nội dung của phần 3, hãy đón chơ phần 3 đến từ Vua Giày nhé.